Trồng cây xanh không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy, may mắn, tài lộc và sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng phù hợp để đặt trong nhà. Hãy cùng Nam Huy Home khám phá 10 loại cây phong thủy nên trồng trong nhà để giúp không gian trở nên hài hòa, thu hút vượng khí và tránh những điều không may!
Vì sao nên trồng cây phong thủy trong nhà
Trang trí cây xanh trong nhà mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống và sức khỏe của bạn. Dưới đây là những lý do bạn nên đặt cây trồng trong nhà:
- Cải thiện chất lượng không khí: Cây xanh giúp hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, benzene và xylene, từ đó làm sạch không khí và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.
- Tăng độ ẩm cho không gian: Trong quá trình quang hợp, cây xanh giải phóng hơi nước, giúp không khí trong nhà bớt khô, đặc biệt hữu ích trong môi trường sử dụng điều hòa.
- Giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần: Việc nhìn thấy cây xanh giúp con người cảm thấy thư giãn hơn, giảm căng thẳng và tạo tâm trạng tích cực. Không gian xanh mát cũng hỗ trợ tăng khả năng tập trung và làm việc hiệu quả hơn.
- Tạo điểm nhấn cho không gian: Cây xanh không chỉ mang đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn giúp trang trí, tạo điểm nhấn và làm cho căn phòng trở nên sinh động, gần gũi hơn.
Với những lợi ích trên, việc trồng cây phong thủy trong nhà không chỉ giúp không gian trở nên tươi mát mà còn mang đến nhiều giá trị tích cực cho sức khỏe và tinh thần của bạn.
1 số nguyên tắc lựa chọn cây phong thủy trong nhà
Khi lựa chọn cây phong thủy để trồng trong nhà hoặc nơi làm việc, bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau để đảm bảo mang lại tài lộc, may mắn và năng lượng tích cực:

Phù hợp với mệnh và tuổi: Mỗi người có một mệnh theo ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), vì vậy nên chọn cây có màu sắc và đặc điểm phù hợp với bản mệnh. Ví dụ một số loại cây hợp từng mệnh:
- Mệnh Kim: Cây lan ý, kim tiền, bạch mã hoàng tử.
- Mệnh Mộc: Cây trầu bà, ngũ gia bì, kim ngân.
- Mệnh Thủy: Cây lưỡi hổ, cọ Nhật, phát tài.
- Mệnh Hỏa: Cây hồng môn, vạn lộc, trạng nguyên.
- Mệnh Thổ: Cây sen đá, lưỡi hổ, lan quân tử.
Chọn cây có ý nghĩa phong thủy tốt
- Một số cây mang lại tài lộc, thịnh vượng: Kim tiền, kim ngân, phú quý, lưỡi hổ.
- Cây mang đến may mắn, bình an: Lan ý, trầu bà, sen đá, ngọc bích.
- Cây giúp thanh lọc không khí, tạo năng lượng tốt: Lưỡi hổ, lan ý, trầu bà, dương xỉ.
Tránh cây có hình dáng hoặc ý nghĩa xấu
- Không nên chọn cây có gai nhọn (như xương rồng) vì có thể tạo ra sát khí, gây ảnh hưởng đến vận khí của gia chủ.
- Tránh cây có lá héo úa, cành khô vì có thể mang đến nguồn năng lượng tiêu cực.
Chọn cây dễ chăm sóc, phù hợp với môi trường sống
- Nếu đặt cây phong thủy trong nhà, nên chọn những loại cây chịu bóng tốt, có khả năng sống trong điều kiện ánh sáng yếu như lưỡi hổ, trầu bà, kim tiền.
- Nếu đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng, có thể chọn cây như kim ngân, vạn niên thanh, phát tài.
Đặt cây đúng vị trí để phát huy tác dụng của cây phong thủy trong nhà
- Cây hút tài lộc (kim tiền, kim ngân, phát tài) nên đặt ở cửa chính hoặc bàn làm việc.
- Cây thanh lọc không khí (lan ý, trầu bà, lưỡi hổ) nên đặt ở phòng ngủ hoặc phòng khách.
- Cây may mắn (ngọc bích, sen đá) có thể đặt trên bàn làm việc hoặc bàn học để tăng cường năng lượng tích cực.
Top 10 loại cây phong thủy nên trồng trong nhà
Cây Hạnh Phúc
Tên khoa học là Dracaena sanderiana, thuộc họ Ráy (Asparagaceae). Nguồn gốc từ Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam. Loại cây này mọc hoang dã và ưa thích sự mát mẻ; Có thể trồng trong nước hoặc đất, tùy theo sở thích và điều kiện của người trồng. Chính vì đặc điểm dễ trồng và sự xanh tốt của cây mà nhiều người thích mang về nhà trồng với mục đích mang lại may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng cho gia chủ.

Đặc điểm:
- Thân cây: thân mềm, uốn cong, có thể bẻ gập hoặc xoắn thành nhiều hình dạng khác nhau, chiều cao tầm 1 – 3m
- Lá cây: có màu xanh thẫm mọc thành chùm 3 chiếc lá ở mỗi cành
- Hoa: cây Hạnh Phúc vẫn ra hoa nhưng không thường xuyên, hoa có màu trắng và nhỏ.
Cây Hạnh Phúc có nhiều giá trị ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống và cả trong phong thủy; tác dụng lọc không khí, giảm bớt các chất độc hại như formaldehyde, benzene và xylene. Cây tượng trưng cho sự bình yên, hạnh phúc, ấm êm trong mỗi gia đình; mang khát vọng và niềm tin mãnh liệt vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Vậy nên bạn hãy trồng cây ở trong nhà hoặc dùng nó làm quà tặng cho bạn bè, người thân để cầu mong những điều thuận lợi, may mắn và tốt lành.
Cây Hương Thảo
Cây hương thảo Rosemary – chính xác là một loại thảo mộc thuộc họ bạc hà. Cây “Hương Thảo” trong tiếng Latinh có nghĩa là “sương” và “biển”, hay “sương mai của biển”. Loài cây này có xuất xứ từ vùng biển Địa Trung Hải, cây hương thảo phát triển tốt nhất ở những khu vực ấm áp với độ ẩm tương đối. Ở môi trường “thịnh vượng” thì cây có thể phát triển thành một cây bụi cao vài mét.
Cây Hương Thảo có thể chế biến các món ăn, làm trà, làm thuốc hoặc làm mỹ phẩm. Lá cây phòng bệnh và điều trị Alzheimer, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu. Ngoài ra, cây Hương Thảo còn đuổi được muỗi và côn trùng ra khỏi nhà. Là biểu tượng cho lòng trung thành và sự tri ân, mang đến nhiều may mắn và bình an cho gia chủ, trừ được tà ma. Chính vì thế, nhiều gia đình rất ưa thích và lựa chọn cây Hương Thảo là cây phong thủy trong nhà.

Đặc điểm:
Thân cây khá nhỏ và phân thành nhiều nhánh, chiều cao có thể rơi vào tầm từ 1 – 2m
Lá cây hình dải, dẹp, có màu xanh sẫm. Mép là hơi gập xuống, khá nhẵn ở mặt trên và có lông trắng ở mặt dưới
Hoa dài cỡ 1cm, có màu lam nhạt. Hoa hương thảo nở rộ sẽ có mùi hương thơm dễ chịu và mang đến không khí trong lành cho cả ngôi nhà.
Cây Tùng
Cây tùng thuộc loài cây có tuổi thọ lâu năm, họ lá kim có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Cây mọc thẳng đứng, có khá nhiều cành và lá nhỏ, nhọn mọc bao quanh thân từ gốc đến ngọn. Cây tùng có 2 hình dạng:
- Cây cảnh: Cây tùng cảnh được trồng trong chậu, có dáng thấp, thân cây thô mộc cắt tỉa bớt lá. Cây được uốn nắn theo các hình dáng đẹp, có ý nghĩa. Các kiểu cây tùng cảnh phổ biến như: Tam đa, thác đổ, tiên nữ,…
- Cây trồng tự nhiên: Đối với cây tùng ngoài môi trường xung quanh có khả năng cao từ 10 đến 20m, được trồng để lấy gỗ, làm cây công trình hay cây xanh đô thị. Cây cao có tán lá và các cành nhỏ mọc bao quanh hướng lên trên theo hình chóp nhọn.
Các loại cây tùng phổ biến hiện nay: Tùng La Hán, Tùng Thơm, Tùng Cối,…
- Tùng la hán: Được bắt nguồn từ các vùng Trung Quốc và Nhật Bản. Sở dĩ cây tùng la hán còn có tên là la hán tùng vì quả của nó gần giống những vị la hán trong chùa. Đây là một loài thuộc họ thông tre, dáng rất đẹp và khỏe khoắn.

- Tùng thơm: Nguồn gốc từ các khu vực Nam Châu Mỹ, sau này được mang đi nhân giống khắp nơi trên thế giới. Tại nước ta tùng thơm có dáng cây khá xinh xắn với mùi thơm dễ chịu nên được trồng nhiều trong khuôn viên nhà hoặc làm cây cảnh để bàn trong nhà. Lá tùng thơm màu xanh nõn chuối, có tán lá nhỏ dần về phía ngọn cho ta cảm giác tạo hình cây thành hình tháp nhìn rất đẹp.

- Tùng cối: Loại tùng này còn được gọi là cây duyên tùng. Là loại cây gần như phổ biến nhất nhì trong những loại tùng ở Việt Nam. Loại cây này có lá hình kim cành mọc ra nhiều nhánh dày và rậm. Lá có màu xanh sẫm hơn các loại tùng khác và chiều cao khoảng 15m. Đặc điểm nhận dạng duyên tùng với từng búi lá riêng biệt bung ra khi gặp đủ nắng. Cây có thân màu nâu vàng sần sùi, cây tùng cối có một vẻ ngoài trông có vẻ già và cổ với nhiều vết nứt đặc trưng, lớp da cây khá dày. Cành cây duyên tùng lúc chưa phát triển nhiều rất dẻo. Nhựa duyên tùng tỏa ra mùi thơm đăc trưng.

Cây Lan Ý
Cây Lan Ý có tên gọi khác là Bạch Môn, Vỹ hoa trắng hay Huệ hoà bình, cây Lan Ý có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ và một số nước Đông Nam Á. Cây này có tên khoa học là Spathiphyllum Wallisii, thuộc họ Araceae (Ráy). Biểu trưng cho sự thuần khiết và thanh cao, cây Lan Ý hiện được ứng dụng rất nhiều trong trang trí nội – ngoại thất. Không chỉ mang đến một vẻ đẹp trang nhã, thanh tao và tràn đầy sức sống, cây Lan Ý còn có tác dụng thanh lọc không khí.

Đặc điểm:
- Thân cây cao từ 30 – 100 cm, thuộc loại thân tảo sống lâu năm
- Cuống lá mọc thẳng từ gốc, thẳng và cao
- Lá cây hình bầu dục và thuôn gọn ở đỉnh, mép gợn sóng nhẹ
Cây Kim Tiền
Cây kim tiền còn được gọi là cây kim phát tài, cây phát tài, kim tiền phát lộc, có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia. Đây là loài cây khóm (bụi) có lá xanh mướt, thân mập từ gốc đến thân, bộ rễ chùm, không cần ánh sáng mạnh, dễ trồng trong nhà. Đặc biệt, cây thích hợp trong môi trường đất khô cạn không cần tưới nước nhiều.
Nhiều gia chủ tin rằng, trồng cây Kim Tiền (Kim Phát Tài) – cây phong thủy trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn, giàu có, thuận hòa và giúp thăng tiến trong công việc của gia chủ.

Cây Thiết Mộc Lan
Cây Thiết Mộc Lan, còn được gọi là cây phát tài khúc hoặc cây phất dụ thơm, là một cây cảnh có thân gỗ và nhiều lá, có nguồn gốc từ khu vực Tây Phi và thuộc họ Dracaenaceae. Điểm đặc biệt của loại cây này là khả năng tái phát triển nhiều chồi non xung quanh vị trí cắt khi bị cắt ngang.
Hơn nữa, cây Thiết Mộc Lan còn có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí tốt, có khả năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong không khí như cacbon monoxit, benzen, formaldehyde và nhiều chất khác, giúp cải thiện chất lượng không khí bên trong ngôi nhà và bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Đặc điểm:
- Lá của cây này tương tự lá cây ngô, có màu xanh tươi, bóng và dài.
- Hoa của cây Thiết Mộc Lan thường xuất hiện khi mùa đông chuyển sang mùa xuân
Cây Vạn Niên Thanh

Cây Phát Tài
Cây phát tài, với tên khoa học là Dracaena Fragrans, thuộc họ Khế (Asparagaceae). Đây là một loại cây thân gỗ nhỏ, có nguồn gốc từ châu Phi và thường được trồng làm cây cảnh trong nhà hay văn phòng. Điểm nổi bật của cây phát tài chính là lá cây to, bóng, có hình dạng dài và màu xanh đậm, tạo cảm giác khỏe khoắn và tươi mới cho không gian.
Cây phát tài có khả năng chịu đựng tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, vì vậy nó rất phù hợp để đặt trong nhà hoặc nơi làm việc mà không có quá nhiều ánh sáng trực tiếp. Ngoài ra, cây còn có khả năng lọc không khí, giúp mang lại bầu không khí trong lành hơn cho môi trường xung quanh.

Cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh, thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian. Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, chiều cao khoảng 50 – 60cm.
Đặc điểm của cây lưỡi hổ là có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn. Theo quan niệm của nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Cây Cẩm Nhung
Cây cẩm nhung có tên gọi khác là cây may mắn, nó thuộc giống cây thân thảo, rễ chùm và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cây cẩm nhung rất ưa những nơi mát mẻ, ưa bóng và sinh trưởng khá tốt. Cây cẩm nhung tượng trưng cho một tình bạn bền vững và luôn quan tâm, chia sẻ những điều trong cuộc sống.Trong tình yêu, cẩm nhung biểu tượng cho tình yêu thuần khiết, trong sáng. Đồng thời, cây cẩm nhung còn mang lại những điều may mắn để bạn trở nên tràn đầy niềm tin, lạc quan trước những khó khăn.

Nam Huy Home không chỉ mang đến những thiết kế nhà đẹp mà còn tư vấn phong thủy toàn diện giúp bạn sở hữu không gian sống hoàn hảo. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn xây dựng biệt thự và lựa chọn cây phong thủy phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn!
Thông tin liên hệ
Nam Huy Home không chỉ mang đến những thiết kế nhà đẹp mà còn tư vấn phong thủy toàn diện giúp bạn sở hữu không gian sống hoàn hảo. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn xây dựng biệt thự và lựa chọn cây phong thủy phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn!
NAM HUY HOME – CÔNG TY XÂY NHÀ TRỌN GÓI UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ: Lô 462 KĐT Xanh Bàu Tràm Lakeside – Phường Hoà Hiệp Nam – Quận Liên Chiểu – Đà Nẵng.
- Hotline: 0916.49.0001
- Fanpage: https://www.facebook.com/Namhuycompany/
- Landingpage: Nam Huy Home