Sở xây dựng Đà Nẵng nhà ở xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và quản lý các dự án nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu an cư của người dân có thu nhập thấp. Với chính sách hỗ trợ và các chương trình phát triển nhà ở hợp lý, Đà Nẵng đang trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc giải quyết bài toán nhà ở cho người lao động, công nhân, cán bộ công chức và các đối tượng ưu tiên khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng Nam Huy Home tìm hiểu về vai trò của Sở xây dựng Đà Nẵng, các dự án nhà ở xã hội đang triển khai, điều kiện đăng ký, chính sách hỗ trợ và những lưu ý quan trọng dành cho người dân có nhu cầu sở hữu nhà ở xã hội tại Đà Nẵng.
1. Giới thiệu về nhà ở xã hội tại Đà Nẵng

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở dành cho các đối tượng thu nhập thấp, người lao động khó khăn về chỗ ở, cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng chính sách và lực lượng vũ trang. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ nhà nước, người thu nhập thấp tại Đà Nẵng có cơ hội sở hữu nhà ở với chi phí hợp lý.
Sở Xây dựng Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; an toàn giao thông; vận tải (không bao gồm nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ); quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (trừ công trình cấp điện, cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn).
2. Trách nhiệm của Sở xây dựng Đà Nẵng trong quản lý nhà ở xã hội
Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 20/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành thì trách nhiệm của Sở Xây dựng trong quản lý nhà ở xã hội được quy định như sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng tiêu chí cụ thể để ưu tiên lựa chọn các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP; hướng dẫn các thành phần kinh tế, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng và bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với Điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về phát triển và quản lý nhà ở xã hội trên địa bàn theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Định kỳ 6 tháng, 01 năm hoặc theo yêu cầu đột xuất thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng về nhà ở xã hội trên địa bàn theo mẫu số 12 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Sở Xây dựng trong quản lý nhà ở xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2016/TT-BXD.
3. Các dự án nhà ở xã hội tiêu biểu tại Đà Nẵng

Trong giai đoạn 2021-2024, TP.Đà Nẵng đã triển khai 11 dự án nhà ở xã hội với 8.771 căn; đến hết năm 2023, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 1.774 căn.
Trong năm 2024, TP.Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành 3 dự án với 1.880 căn là Khu chung cư nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh – Khối B2; Chung cư xã hội cho người có công với cách mạng tại đường Vũ Mộng Nguyên; Chung cư nhà ở xã hội tại lô đất B4-2 thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside.
Ngoài ra, đã tiếp tục triển khai 3 dự án với 1.598 căn là Chung cư thu nhập thấp tại KDC An Trung 2 – Khối nhà A, B; Chung cư thu nhập thấp tại KDC Đại Địa Bảo – Khối nhà C; Khu KTX sinh viên tập trung phía Tây và phía Tây mở rộng (tại Khu đô thị công nghiệp Hòa Khánh).
Thành phố Đà Nẵng cũng đã hoàn thành công tác lựa chọn chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội tại Khu đất B4-1, B4-2 thuộc Khu TĐC Hòa Hiệp 4 với 1.564 căn…
Đến năm 2030, TP.Đà Nẵng được Chính phủ giao hoàn thành 12.800 căn hộ chung cư nhà ở xã hội.
4. Điều kiện và thủ tục đăng ký mua nhà ở xã hội
4.1. Đối Tượng Được Hưởng Chính Sách
Căn cứ Điều 76 và khoản 1 Điều 77 Luật Nhà ở 2023, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện theo quy định (điều kiện được trình bày ở mục sau) thì được hưởng chính sách hỗ trợ:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
- Công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân công an, công chức, viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu hoặc các công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Cán bộ, công chức, viên chức.
- Những người đã từng phải trả lại nhà ở công vụ do:
- Không còn đủ điều kiện thuê nhà ở xã hội
- Chuyển đi nơi khác
- Không thuộc trường hợp bị thu hồi do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà ở
- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.
4.2. Thủ Tục Đăng Ký
- Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn xin mua/thuê nhà.
- Giấy xác nhận thu nhập.
- Hồ khẩu/tạm trú.
- Nộp hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, người có nhu cầu nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Người nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ để thực hiện việc bổ sung, hoàn thiện.
3. Giải quyết yêu cầu
– Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo quy định) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua được hỗ trợ nhiều lần.
– Sau khi tập hợp đầy đủ giấy tờ đăng ký, chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, đối chiếu xem người mua có thuộc đối tượng, điều kiện để mua nhà ở xã hội hay không.
– Đối chiếu với các mẫu giấy tờ theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để lập danh sách những ai được mua nhà ở xã hội thuộc dự án mà mình làm chủ đầu tư.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ nhưng dự án nhà ở xã hội không còn nhà để bán: Phải có trách nhiệm ghi rõ lý do và gửi trả lại toàn bộ hồ sơ mà người nộp hồ sơ nộp để họ biết và nộp hồ sơ tại dự án khác.
– Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua theo danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong danh sách được mua, thuê, thuê mua.
Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
– Các bên thực hiện thanh toán trực tiếp thông qua ngân hàng do chủ đầu tư và người mua thống nhất.
Lưu ý:
– Người dân có thể tới nơi tiếp nhận hồ sơ/trụ sở làm việc của chủ đầu tư/sàn giao dịch của chủ đầu tư để kiểm tra danh sách căn hộ đã bán và các căn hộ chưa bán còn lại mà chủ đầu tư niêm yết tại trụ sở trong thời gian nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.
– Trường hợp đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, được chủ đầu tư đưa vào danh sách được mua nhà ở xã hội nhưng không còn nhu cầu mua nữa thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi trả lại hồ sơ toàn bộ cho người đã nộp hồ sơ.
– Mỗi hộ gia đình/cá nhân chỉ được đăng ký tại 01 dự án.
Sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được danh sách) và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).
Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này tại trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại sàn giao dịch bất động sản hoặc trang thông tin điện tử của chủ đầu tư (nếu có).
5. Kết Luận
Việc phát triển nhà ở xã hội là chính sách quan trọng giúp người thu nhập thấp tại Đà Nẵng có cơ hội sở hữu nhà ở. Sở Xây dựng Đà Nẵng đang tiếp tục đầu tư, quản lý và giám sát các dự án để đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về thiết kế & xây dựng, liên hệ ngay với Nam Huy Home!
Thông tin liên hệ
NAM HUY HOME – CÔNG TY XÂY NHÀ TRỌN GÓI UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG TẠI ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ: Lô 462 KĐT Xanh Bàu Tràm Lakeside – Phường Hoà Hiệp Nam – Quận Liên Chiểu – Đà Nẵng.
- Hotline: 0916.49.0001
- Fanpage: https://www.facebook.com/Namhuycompany/
- Landingpage: Nam Huy Home